Lưu vong Friederike_xứ_Baden

Friederike xứ Baden, bởi Joseph Karl Stieler, khoảng 1810.

Sau khi bị từ chối đến Vương quốc Anh,[1] cựu vương và cựu hậu định cư tại Đại Công quốc Baden, nơi họ đến vào ngày 10 tháng 2 năm 1810. Sự bất đồng giữa Friederike và Gustav Adolf ngay lập tức nảy sinh trong việc quyết định cuộc sống tương lai của hai người. Gustav Adolf mong muốn một cuộc sống gia đình giản dị trong một giáo đoàn của Giáo hội Morava ở Christiansfeld thuộc Slesvig hoặc Thụy Sĩ, trong khi Friederike mong muốn được định cư tại cung điện Meersburg ở Bodensee, được gia đình của Friederike ban tặng.[1] Sự khác biệt về nhu cầu vợ chồng cũng là một vấn đề: Friederike từ chối ăn ở với chồng vì không muốn sinh con trong cảnh lưu vong.[1] Những khác biệt này khiến Gustav Adolf phải một mình đến Basel ở Thụy Sĩ vào tháng 4 năm 1810, phàn nàn về sự không hòa hợp về đời sống tình dục của hai vợ chồng và yêu cầu ly hôn.[1]

Hai vợ chồng đã hai lần cố gắng hòa giải trực tiếp: lần thứ nhất ở Thụy Sĩ vào tháng 7 và lần thứ hai ở Altenburg ở Thüringen vào tháng 9.[1] Tuy nhiên, những nỗ lực hòa giải đã không thành công và vào năm 1811, Gustav IV Adolf đã tiến hành đàm phán ly hôn với mẹ của Friederike, nói rằng bản thân mong muốn có thể tái hôn. Tuy nhiên, Friederike không sẵn lòng ly hôn, và mẹ của Friederike đề nghị Gustav Adolf thực hiện một cuộc hôn nhân bất đăng đối bí mật để tránh tai tiếng về việc ly hôn. Gustav IV Adolf đã đồng ý với đề nghị này, nhưng vì họ không thể tìm ra cách sắp xếp mọi việc phù hợp nên một cuộc ly hôn hợp pháp cuối cùng đã được thông qua vào tháng 2 năm 1812.[1] Theo thỏa thuận ly hôn, Gustav IV Adolf từ bỏ tất cả tài sản của mình ở cả Thụy Điển và nước ngoài, cũng như tài sản tương lai thông qua quyền thừa kế từ mẹ, Sophie Magdalene của Đan Mạch và chuyển giao cho các con; cựu vương cũng từ bỏ quyền nuôi dưỡng và giám hộ đối với các con. [1] Hai năm sau, Friederike đặt các con của mình dưới sự giám hộ của anh rể là Aleksandr I của Nga.[1] Friederike vẫn giữ liên lạc qua thư từ với Vương hậu Charlotte của Thụy Điển, người mà Friederike giao phó phần tài sản của mình ở Thụy Điển, cũng như với mẹ chồng cũ, và mặc dù không liên lạc trực tiếp với Gustav IV Adolf, Friederike vẫn nhận được thông tin về cuộc sống của chồng cũ và thường hỗ trợ tài chính cho chồng cũ và Gustav IV Adolf cũng không hề hay biết.[1]

Friederike định cư tại lâu đài Bruchsal ở Baden, Vương hậu cũng mua lại một số dinh thự khác ở Baden và một biệt thự vùng nông thôn là Villamont, ngoài vùng Lausanne ở Thụy Sĩ. Trên thực tế, Friederike dành phần lớn thời gian tại triều đình Karlsruhe từ năm 1814 trở đi, đồng thời đi du lịch rất nhiều nơi ở Đức, Thụy Sĩ và Ý với danh hiệu Nữ Bá tước Itterburg dựa theo một tàn tích ở Hessen mà Friederike có được. [1]

Theo các điều khoản thoái vị, Friederike vẫn giữ danh hiệu Vương hậu và có triều đình riêng, đứng đầu là Nam tước Thụy Điển O.M. Munck af Fulkila, đồng thời giữ liên lạc chặt chẽ với những người thân và gia đình ở Đức.[1] Theo lời kể của các thị nữ, Friederike đã từ chối lời cầu hôn từ người em rể cũ là Friedrich Wilhelm xứ Braunschweig-OelsFriedrich Wilhelm III của Phổ.[1] Có tin đồn rằng Friederike đã bí mật kết hôn với gia sư của con trai là J. N. G. de Polier-Vernland, người Thụy Sĩ gốc Pháp, có thể là vào năm 1823.[1]

Ngày 25 tháng 7 năm 1819, con gái Sofia Wilhelmina của Friederike kết hôn với Leopold, người thừa kế ngai vàng của Baden và cũng là người chú của Friederike.[12]

Trong những năm cuối đời, sức khỏe của Friederike trở nên suy yếu. Cựu vương hậu qua đời ở Lausanne vì bệnh tim. Bà được chôn và được chôn cất tại Schloss và Stiftskirche ở Pforzheim, Đức.